HOTLINE - 0978797763

PHAPTUE.COM - PHẬT GIÁO | SỨC KHỎE | LÀM ĐẸP - UY TÍN TỪ CHẤT LƯỢNG

Sự Thật Về Vụ "truy sát 4 người ở chùa Bửu Quang"- Nhà Báo Cần Có Tâm Khi Giật Tít

Trong mấy ngày nay thông tin về vụ truy sát tại Chùa Bửu Quang (Thủ Đức) dấy lên những luồng dư luận phẫn nộ đối với Phật giáo nói chung cũng như đối với Chư Tăng Ni trong Chùa thời hiện đại nói riêng.


Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, mỗi luồng thông tin thì mỗi khác nhau, vậy luồng thông tin nào đáng tin cậy, điều này đòi hỏi quý Tăng Ni Phật Tử cũng như cộng đồng mạng nên xem xét và có cái nhìn thấu đáo trước khi buông lời chửi rủa không hay.



Ta thấy rằng, vụ việc truy sát 6 người ở chùa Bửu Quang do hung thủ Ngô Quang Huy pháp danh Thiện Huy gây án, chỉ mới sinh năm 1995, cũng mới tu tại chùa Bửu Quang chỉ gần được 5 tháng thôi mà các báo giật tít cho rằng đó là Nhà Sư? Và còn cho rằng đó là Thầy? Thiết nghĩ, người dân bình thường ít am hiểu thì sự nhầm lẫn giữa Sư hay Thầy thì có thể thông cảm, nhưng Nhà Báo - là những người đại diện cho tầng lớp tri thức - những người với trọng trách như sứ giả của truyền thông - những người chuyên truyền bá thông tin quý báu cho người đọc giúp họ mở mang được tri kiến và hiểu biết thì liệu là có nên cẩu thả với chính ngòi viết của mình như thế không?

Còn có một số báo thì giật tít sai sự thật khủng khiếp như là "Mang Áo Cà Sa" - khiến người có chút am hiểu về Phật Giáo cảm thấy lòng đau như cắt khi vô tình đọc thấy, điều này càng thể hiện ngày nay việc cầm bút hình như đối với người ta không còn đặt cái Tâm lên trên nữa, không còn nghĩ đến độc giả nữa, mà mục đích chủ yếu là câu view kiếm lợi, không xem xét đến liệu rằng thông tin đó có xác thực không? Có ảnh hưởng đến ai không?

Cũng như trong câu chuyện này có những báo giật tít với những ngôn từ kinh khủng thì cần phải hỏi lại, những người viết báo ấy, họ có đang tôn trọng Cộng Đồng Phật Giáo hay không? Họ đang nghĩ Cộng Đồng Phật Giáo không tồn tại hay sao mà dám viết và đăng những thông tin sai sự thật đến vô lý như thế? Trong khi họ đang đại diện cho tầng lớp với trọng trách cung cấp thông tin cho mọi người?

Cần phải khẳng định lại với quý vị trong Vụ Án này là mới vào Chùa có 5 tháng chắc chắn không thể nào gọi là được, vì chắc chắn rằng chẳng thể trở thành chỉ trong vòng 5 tháng vào Chùa, cũng lại chẳng thể gọi là Thầy, chỉ có thể là tập sự (chú tiểu) mà thôi.

Liệu là có ai mới đi tu được vài tháng mà lên Thầy, lên Sư và được mặc áo Cà Sa chưa? Cũng như một sinh viên y dược mới vào học có 5-6 tháng, rồi vị ấy giết người, nhà báo có giật tít là "Bác Sĩ Y Khoa giết người được không?", điều này cần phải nên xem lại kiến thức của nhà báo nói chung và đạo đức cầm bút nói riêng. Mặt khác, Tội phạm Thiện Huy trong trang phục trần tục khi bị bắt cũng phần nào nói lên sự thật này, vậy mà có báo còn giật tít "mặc áo cà sa"?.

Cần phải biết, người được gọi là nhà Sư thì phải là Thầy Tỷ kheo (tức là đã Thọ Cụ Túc giới). Sư nghĩa là Thầy, Thầy trong Phật giáo là người đã thọ giới Tỳ kheo (cụ túc), nên chú tiểu và Sa di không được gọi là Thầy - cái điều hết sức cơ bản này nhà báo còn không tìm hiểu kỹ khi đặt bút viết, vậy có đủ kiến thức để viết bài về đề tài có dính dáng đến Tôn Giáo hay chưa?

Vậy chữ Sư Thầy ở vụ việc này các báo chí dùng danh xưng như vậy là hoàn toàn sai, gián tiếp bôi nhọ Tăng Chúng Phật Giáo và gây hiểu lầm nghiêm trọng cho cộng đồng, làm bao nhiêu tín đồ hoang mang, phẫn nộ bởi vì họ nghĩ Phật Giáo giờ quá dễ dãi khi Thọ Giới hay thâu nạp đồ đệ vào Tăng Đoàn. Tôi thiết nghĩ, những vị Tổng Biên Tập của các Báo cũng nên có chút gì đó gọi am hiểu về Tôn Giáo trước khi kiểm duyệt bài, không lẽ muốn đăng gì thì đăng sao? Các vị có muốn người ta đánh giá sự am hiểu của nguyên tờ báo không?


Hung Thủ không phải là Tỳ Kheo không thể gọi là Thầy

Cần nên biết, người xuất gia khi được làm Thầy phải trải qua ít nhất khoảng từ 7 năm đến 10 năm, tùy theo vị Thầy-bổn-sư (sư phụ) chỉ cho phép khi nhận thấy vị ấy đã đầy đủ đức hạnh, cũng như sự tinh tấn tu tập, am hiểu Phật Học và có kết quả tốt khi theo học tại các trường Phật học, lúc đó mới đủ điều kiện Thọ Giới làm Thầy (Tỷ Kheo). Không phải tự nhiên vào chùa 1 hoặc 2 năm hoặc vài tháng là có thể thọ giới làm Thầy liền, được xưng là Sư liền.

Chính vì vậy mới vào Chùa mấy tháng tập sự đã viết báo cho rằng đó là Thầy, cho rằng đó là vị Sư đã khoác áo Cà Sa thì thiết nghĩ nên tự xem lại kiến thức của mình đã đủ để viết về đề tài Tôn Giáo hay chưa? Người thường không biết thì có thể thông cảm - nhưng đối với nhà Báo thì thiết nghĩ khó có thể chấp nhận truyền bá những thông tin sai sự thật, thậm chí gây nhiều hiểu lầm cho mọi người.

Cần biết rằng, người nào khi muốn xuất gia làm đệ tử Đức Phật phải đầy đủ lục căn như là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, cũng như không bị các chứng bệnh truyền nhiễm, không bị bệnh thần kinh... và qua những thử thách rất lớn mới được du nhập Tăng Đoàn. Bởi vì Tăng đoàn là mang hình ảnh của Đức Phật, mang trọng trách thừa Như Lai sứ, hành Như Lai sự (thừa truyền sứ mệnh của Đức Như Lai và thực hiện sự nghiệp cao cả của Phật); do đó, khi tuyển chọn người xuất gia cần phải tuân thủ một số điều kiện tương đối nghiêm ngặt, hầu tuyển chọn được những người có thân tướng đoan nghiêm và phẩm chất ưu việt. Điều này nhằm mục đích tránh sự chê bai của người đời, khiến người ta sinh tâm tin tưởng và tôn kính.

Còn Áo-Cà-Sa (thường gọi là Y), người đời không biết gọi Y là Áo-Cà-Sa, thực ra danh từ áo-cà-sa xuất hiện là do xuất phát từ tiếng Trung Hoa phiên dịch được sử dụng nhiều trong các bộ phim Cổ Trang Trung Quốc, điển hình là trong phim Tây Du Ký. Mà thường các vị Tỷ Kheo mới được thọ-mặc áo-Cà-Sa, hay còn gọi là đắp Y, nhưng phải thọ-giới Tỷ Kheo mới được đắp Y.  Vậy mà trong khi đó một vài trang báo mạng sử dụng tựa đề "Rùng mình đối diện cặp mắt của sát nhân khoác áo cà sa"  là không hiểu thuật ngữ khi dùng từ trong Phật giáo, thậm chí phỉ báng Tăng chúng Phật Giáo nặng nề. Thậm chí bằng chứng là lúc phạm tội - phạm nhân đang mặc một chiếc áo thun bình thường mà gọi là Cà-Sa sao?


Được biết hung thủ Ngô Quang Huy tu học tại chùa Bửu Quang nhưng đi khỏi chùa và về Bà Rịa Vũng Tàu ở ngôi chùa nào đó. Sau đó, tối qua (4/10), Thiện Huy trở về chùa và đến sáng ngày 05/10 thì xảy ra vụ việc”, thầy Nguyên Tuệ, sư phụ của Thiện Huy kể lại.


Sư Thầy kể lại câu chuyện


Mong rằng các báo nên tìm hiểu, điều tra đầy đủ thông tin chính xác mới đăng tải, không thể đăng tải một cách mơ hồ hay giật tít câu view một cách thiếu đạo đức như thế, ảnh hưởng đến Phật Giáo nói chung và làm hoang mang trong dư luận nói riêng. Cần biết tôn trọng độc giả cũng là cách tôn trọng mình.

Ví dụ Trang CAND cũng đưa tin với tiêu đề: (Sư thầy truy sát kinh hoàng trong chùa, 6 người thương vong) và cho rằng: "Qua tìm hiểu, thông tin vụ việc ban đầu như sau, khoảng 10h ngày 5-10, do mâu thuẫn, một sư thầy pháp danh Thiện Huy (25 tuổi) đã mâu thuẫn với một số sư thầy khác trong chùa, trong đó có sư thầy pháp danh Nguyên Tuệ".

Trang Kenh14 "Nghi vấn nhà sư truy sát nhiều người trong chùa Bửu Quang có sử dụng chất kích thích.
Một vài trang khác dật tít: Rùng mình đối diện cặp mắt của sát nhân khoác áo cà sa.

Nhiều Nhà Báo thiếu Tâm lẫn đức khi giật tít và viết sai sự thật khi không tìm hiểu kỹ càng


Rất nhiều trang báo truyền thông đã không làm và viết đúng sự thật của một người làm báo, chúng tôi mong rằng các cơ quan ngôn luận phải viết đúng và làm đúng tôn chỉ "bút sắc, lòng trong, mắt sáng". Không thể thích gì nói đó bởi vì Phật Giáo là tôn giáo lớn của nước ta cho nên không thể để các vị tùy tiện bôi nhọ, viết hay nói phải chứng cứ rõ ràng của một sự việc. Hung thủ trong vụ án sinh năm 1995 thì mới 21 tuổi mà tác giả M.Đức báo CAND đã cho rằng 25 tuổi! phải chăng đó là vấn đề và mục đích gì khác?

Mỗi khi đánh vào lĩnh vực nhạy cảm, lương tâm của người cầm bút đưa tin có áy náy không?

Đây là quan điểm cho những người làm báo. Cũng mong rằng Ban thông tin truyền thông (TTTT) Phật giáo làm đúng trọng trách lĩnh vực của mình. Lập ra không phải để có, mà lập ra phải thực hiện đúng mục đính, trọng trách, trách nhiệm, không nên dửng dưng bỏ ngõ. Trong khi đó các thông tin nóng bỏng, nhạy cảm diễn ra hằng ngày, truyền tải nhanh chóng đến người đọc.

Chùa Bửu Quang


Danh tính các nạn nhân được xác định là:
1. Nguyễn Văn Mạo (64 tuổi, pháp danh "Nguyên Tuệ").
2. Trần Minh Đức (54 tuổi, pháp danh " Thiện Đức").
3. Lê Văn Lĩnh (32 tuổi, pháp danh "Thiện Lĩnh").
4. Sư nữ Huỳnh Thị Ngọc (hơn 100 tuổi) tử vong tại bệnh viện.

Vậy tất cả là 4 nạn nhân mà trang CAND cho là 6 người, bây giờ biết ai đúng ai sai sự thật? Phải chăng lương tâm nghề làm báo đã không còn? Khi đăng tải thông tin sai sự thật vì không tìm hiểu rõ thông tin, muốn viết gì thì viết? Thiết nghĩ chúng ta đã làm nghề viết thì nên đặt cái Tâm lên trên, tự hỏi mình rằng khi viết sai sự thật gây phẫn nộ cho quần chúng thì có thấy áy náy không?


TIN ĐỌC NHIỀU